In Offset

In offset là một kỹ thuật in ấn trong đó, các hình ảnh dính mực in được ép lên các tấm cao su (còn gọi là các tấm offset) trước rồi mới ép từ miếng cao su này lên giấy. Khi sử dụng với in thạch bản, kỹ thuật này tránh được việc làm nước bị dính lên giấy theo mực in.

Các ưu điểm của kỹ thuật in này là:

  • Chất lượng hình ảnh cao – nét và sạch hơn in trực tiếp từ bản in lên giấy vì miếng cao su áp đều lên bề mặt cần in.
  • Khả năng ứng dụng in ấn lên nhiều bề mặt, kể cả bề mặt không phẳng (như gỗvảikim loạidagiấy thô nhám).
  • Việc chế tạo các bản in dễ dàng hơn.
  • Các bản in có tuổi thọ lâu hơn – vì không phải trực tiếp tiếp xúc với bề mặt cần in.

Lịch Sử

In offset ngày nay đã trở thành kỹ thuật in phổ biến nhất trong in ấn thương mại. Tuy vậy trong các in ấn dành cho thú vui cá nhân, người ta vẫn có thể tạo ra một số ít sách với chất lượng cao, sử dụng cách in trực tiếp. Một số người vẫn thích các đường nét chìm nổi để lại trên giấy từ việc in trực tiếp. Thậm chí một số sách kiểu này còn được in bằng các bản in được xếp từ các con chữ chì, đây là công nghệ in typo, một công nghệ khá cổ.

Máy in dùng kỹ thuật offset và thạch bản đầu tiên ra đời ở Anh khoảng năm 1875 và đã được thiết kế để in lên kim loại. Trống offset làm bằng giấy các tông truyền hình ảnh cần in từ bản in thạch bản sang bề mặt kim loại. Khoảng 5 năm sau, giấy các tông được thay bằng cao su.

Người đầu tiên áp dụng kỹ thuật in offset cho in ấn trên giấy có thể là Ira Washington Rubel năm 1903. Ông đã tình cờ nhận thấy mỗi khi một tờ giấy không được đưa vào máy in thạch bản của ông một cách đúng nhịp, bản in thạch bản in lên trống in được bọc bằng cao su, và tờ giấy cho vào tiếp theo bị dính 2 hình: bản in thạch bản ở mặt trên và bản in do dính từ trống in ở mặt dưới. Rubel cũng nhận thấy hình ảnh in từ trống in cao su nét và sạch hơn vì miếng cao su mềm áp đều lên giấy hơn là bản in bằng đá cứng. Ông đã quyết định in thông qua các tấm bằng cao su. Độc lập với Rubel, hai anh em Charles Harris và Albert Harris cũng đã phát hiện ra điều này và chế tạo máy in offset cho Công ty In ấn Tự động Harris.

Các thiết kế của Harris, phát triển từ máy in gồm các trống quay, rất giống hình vẽ trong bài. Nó gồm một trống bản in tiếp xúc chặt với các cuộn mực in và nước. Một trống cao su tiếp xúc ngay bên dưới trống xếp chữ. Trống in ở bên dưới có nhiệm vụ ấn chặt tờ giấy vào trống cao su để truyền hình ảnh. Ngày nay, cơ chế cơ bản này vẫn được dùng, nhưng nhiều cải tiến đã được thực hiện, như thêm in hai mặt hay nạp giấy bằng cuộn giấy (thay vì các miếng giấy).

Trong những năm 1950, in offset trở thành kỹ thuật in phổ biến nhất cho in ấn thương mại, sau khi nhiều cải tiến đã được thực hiện cho bản xếp chữ, mực in và giấy, tối ưu hóa tốc độ in và tuổi thọ các bản xếp chữ. Ngày nay, đa số in ấn, gồm cả in báo chí, sử dụng kỹ thuật này.

Các dạng công nghệ dùng trong chế bản

  1. Công nghệ CTF

Công nghệ CTF là công nghệ chế bản số trong đó dữ liệu số (Digital) từ máy tính được chuyển thành dữ liệu tương tự (Anolog) trên phim thông qua các máy ghi phim, phim được đem bình trước khi phơi để truyền hình ảnh lên bản in. Quy trình tổng quát của công nghệ CTF được mô tả theo sơ đồ sau:

1.1. Công nghệ CTF có sử dụng giấy scan 1.2. Công nghệ CTF ghi phim theo từng trang 1.3. Công nghệ CTF ghi phim khổ bản in

  1. Computer to plate“Computer to plate” là cụm từ mô tả công nghệ chế bản, trong đó dữ liệu số từ máy tính được ghi trực tiếp lên bản in mà không qua khâu trung gian là phim. Bản in sau khi được ghi hình có thể được hiện ngay trên hệ thống máy ghi bản hoặc được đưa tới hiện ở máy hiện bản chuyên dụng. Sau đó, bản in được lắp lên máy in theo cách thông thường để tiến hành công việc in.
  2. Công nghệ Computer to Press (CTPress)

3.1 Công nghệ Computer to press/direct imaging

3.2. Công nghệ Computer to Print

Nguyên lý in offset

In offset là phương pháp in phẳng, các thông tin hình ảnh được thể hiện trên bản in có tính quang hoá để tạo ra các phần tử in bắt mực và phần tử không in thì bắt nước. Ngoài ra hình ảnh trên khuôn in phải là hình ảnh thuận, tức là cùng phương với tờ in sẽ được in ra

Cấu tạo máy in offset

Một máy in offset tờ rời gồm có các bộ phận chủ yếu như: một bộ phận cung cấp giấy, một hay nhiều đơn vị in, các thiết bị trung chuyển để đưa giấy qua máy in, một bộ phận ra giấy và các bộ phận bổ trợ thêm như bàn điểu khiển máy in.

Thông thường một đơn vị in trong máy in offset tờ rời có ba trục chính cùng hệ thống làm ẩm và hệ thống chà mực lên khuôn in:

Ống bản: là một trục ống bằng kim loại, trên khuôn in phần tử in bắt mực còn phần tử không in bắt nước.

Ống cao su: là một trục ống mang tấm cao su offset, có cấu tạo gồm một lớp vải bọc với cao su tổng hợp để truyền hình ảnh từ khuôn in lên bề mặt vật liệu in.

Ống ép: là một trục khi quay luôn tiếp xúc với ống cao su, làm nhiệm vụ chuyển giấy và các vật liệu in khác.

Hệ thống cấp ẩm: là hệ thống các lô làm ẩm bằng dung dịch làm ẩm có chứa các chất phụ gia như: axit, gôm arabic, cồn isopropyl hay các tác nhân làm ẩm khác.

Hệ thống cấp mực: là hệ thống các lô chà mực cho bản in. Các thành phần quan trọng khác. Ngoài các đơn vị in ra, trong máy in offset một màu hay nhiều màu còn bao gồm các bộ phận sau:

Bộ phận nạp giấy: làm nhiệm vụ hút giấy và các vật liệu in khác từ bàn cung cấp giấy lên và đưa xuống đơn vị in đầu tiên.

Các bộ phận trung chuyển: (thông thường là các trục ống có nhíp kẹp giấy) có khả năng vận chuyển giấy đi qua máy in.

Bộ phận ra giấy: là bộ phận nhận giấy ra và vỗ giấy đều thành cây giấy trên bàn ra giấy

Hệ thông làm ẩm

Hệ thống làm ẩm trong in offset tờ rời cung cấp dung dịch làm ẩm gốc nước, hoặc dung dịch máng nước lên bề mặt khuôn in trước khi nó được chà mực. Dung dịch làm ẩm giữ cho phần tử không in trên khuôn được ẩm ướt do đó nó không bắt mực. Nó được chà lên toàn bộ bản in.

Tuy nhiên, các phần tử không in bắt nước và đẩy mực trên khuôn, chúng được tạo ra theo cách hút bám một lớp mỏng gôm arabic trong quá trình chế tạo khuôn in, đó là hydrophilic, hay chất ưa nước, trong khi các phần tử in là hydropho­bic, hay chất có khuynh hướng đẩy nước. Thực ra nước bản thân nó có thể được sử dụng để làm ẩm bản. Một vài máy in offset tờ rời có thể chọn sử dụng một mình nước để in các ấn phẩm số lượng ít. Tuy nhiên, lớp đẩy mực này dần dần lột ra khỏi khi khuôn in tiếp tục sử dụng trên máy. Các hoá chất trong dung dịch làm ẩm bổ sung thêm độ đẩy mực cho lớp này.

Hệ thống truyền mực

Hệ thống cung cấp mực in trong máy in offset tờ rời có 4 chức năng cơ bản sau:

Dẫn mực từ lô máng mực đến khuông in. Tách lớp mực dày ra thành lớp mực mỏng đồng đều trên các lô truyền. Chà mực lên các phần tử in trên bản. Loại bỏ mực in tái lập trên lô chà từ các công việc in trước đó.

Cấu tạo của bộ phận cấp mực

Máng mực: chứa mực in cần cung cấp trong quá trình in. Lô chấm: là một lô chuyền luân phiên tiếp xúc giữa lô máng mực và lô đầu tiên của hệ thống cấp mực, thông thường là lô tán trong hệ thống cấp mực. Lô tán và lô sàn: là các lô chuyển động ăn khớp bằng bánh răng và dây sên không chỉ quay tròn được mà còn chuyển động qua lại theo phương ngang với trục ống từ trái qua phải Máng mực, hai thành bên hông máng mực, dao gạt và lô máng mực và làm nhiệm vụ chà dàn mỏng lớp mực in lên các lô và xoá các lớp mực in trước đó trên lô chà. Các lô trung gian: là các lô chuyển động được dựa vào sự tiếp xúc với các lô chuyển động khác có nối kết với bộ phận truyền chuyển động, các lô trung gian nằm ở giữa lô chuyền và lô chà, làm nhiệm vụ và định lượng mực cấp cho quá trình in; thường được gọi là lô định lượng – khi chúng tiếp xúc với hai lô khác hoặc được gọi là lô dằn – khi chúng chà tiếp xúc với một lô khác; ví dụ: như lô tán. Các lô chà bản in: gồm 3-4 lô chà bản thường có đường kính khác nhau, tiếp xúc và chà mực lên bản in.

In Màu

In màu là một kiểu in ấn tạo ra hình ảnh và chữ có màu sắc (đối lập với in đen trắng).

Kỹ thuật phổ biến là in bốn màu sử dụng hệ màu CMYK. Một kỹ thuật đang phát triển khác là in sáu màu, thêm màu gốc da cam và xanh lá cây vào hệ CMYK để tạo phổ màu rộng hơn.

Các bước chính trong in bốn màu được miêu tả sau đây.

Trong bước này, hình ảnh màu ban đầu được số hóa (ví dụ như thu qua máy quét ảnh) và tách ra thành 3 phần đỏxanh lá cây, và xanh lam. Trước khi kỹ thuật ảnh số ra đời, phương pháp truyền thống là chụp ảnh hình ảnh màu 3 lần, sử dụng 3 kính lọc màu tương ứng. Khi thu được 3 thành phần ảnh này, mỗi bức ảnh riêng rẽ chỉ có độ sáng tối, thể hiện các mức độ đỏ, lục và lam trong ảnh ban đầu:

Bước tiếp theo là nghịch đảo các ảnh này để thu các âm bản. Âm bản của thành phần đỏ thể hiện mức độ màu hồ thủy của ảnh ban đầu. Tương tự âm bản của lục và lam tương ứng với thành phận màu cánh sen và màu vàng.

Các màu hồ thủy, cánh sen và vàng tạo nên các màu gốc in ấn. Khi các màu này trộn với nhau trên bản in, hình ảnh sẽ có màu sắc giống như nguyên bản, theo nguyên lý của phối màu hấp thụ. Tuy nhiên, các mực màu có hạn chế là không tạo ra màu đen thực sự. Để tăng độ nét, người ta thêm quy trình tách thành phần màu đen, và in thêm mực đen lên bản cần in. Có nhiều cách để thu được thành phần màu đen từ nguyên bản như: kỹ thuật thay màu xám, kỹ thuật thay màu dưới, kỹ thuật cộng màu dưới. Kỹ thuật in này do vậy được gọi là in bốn màu hay in CMYK.

Kỹ thuật ảnh số ngày nay có thể không bị giới hạn về không gian màu như các phương pháp CMYK truyền thống. Người ta có thể xử lý dữ liệu màu từ các ảnh theo chế độ RGB hay CMYK. Khả năng tái tạo màu trung thực thay đổi tùy theo các không gian màu của kỹ thuật in. Để đảm bảo có được màu chuẩn xác so với một mẫu màu, người ta dùng kỹ thuật so màu.

Trên thực tế, mực in không thể trộn với nhau hoặc in đè lên nhau. Tại một điểm trên tờ giấy, chỉ có thể in một màu. Do đó các màu được in thành các điểm nhỏ nằm sát nhau, để khi nhìn, ta không trông rõ các điểm màu và ta cảm thấy như có màu sắc tự nhiên trên ảnh. Việc lồng các điểm màu như này gọi là kỹ thuật lồng màu hay lưới màu.

Trong phương pháp lồng màu truyền thống, người ta tạo ra các điểm lưới màu trên các phim bằng cách đặt trước các phim này một tấm lưới ca-rô khi chụp ảnh. Tấm lưới ca-rô có thể được chế tạo bằng cách in các đường mực đen song song lên 2 tấm thủy tinh, rồi dán 2 tấm này vào nhau sao cho các đường mực đen trên 2 tấm vuông góc với nhau. Sau khi chụp, trên phim sẽ có các chấm nằm rải rác, do ánh sáng lọt qua lưới để lại. Đường kính chấm thể hiện cường độ sáng: cường độ sáng càng mạnh thì đường kính của chấm càng lớn. Khi đem in theo ảnh thu được, đường kính các chấm sẽ điều khiển mức độ sáng tối của màu mực tại điểm in. Lưới màu của các màu khác nhau nằm hơi lệch nhau một góc nghiêng, để khi in, các điểm lưới màu không chồng lên nhau mà chỉ nằm sát nhau.

Thông thường, trong các báo chí, người ta dùng độ phân giải cho các tấm lưới ca-rô là từ 60 đến 120 đường kẻ trên một inch (còn gọi là lpi). Độ phân giải này không cao, nhưng kinh tế và phù hợp với giấy báo, có độ thấm hút lớn và không thể in được các chấm màu nhỏ hơn thế. Theo từ chuyên môn, các giấy báo có cỡ điểm ?? (dot gain) lớn. Lưới có độ phân giải 133 đến 175 lpi được dùng cho họa báo và in ấn thương mại. Có thể nhìn rõ các chấm lưới màu khi dùng kính lúp để xem báo.

Các tấm lưới trong kỹ thuật chụp âm bản khi tách màu đã được thay thế việc sử dụng laser để tạo lưới màu trực tiếp trên phim. Kỹ thuật gần đây nhất áp dụng xử lý ảnh kỹ thuật số, xếp chữ máy tính (CTP), cho phép bỏ qua giai đoạn chụp phim âm bản, và xếp chữ thẳng từ tín hiệu số của máy tính. Tín hiệu máy tính điều khiển laser chiếu các lưới màu trực tiếp lên bản xếp chữ. Phương pháp này kinh tế, tăng chất lượng (chất lượng ảnh không bị mất qua khâu trung gian), tiết kiệm thời gian, và giảm lượng chất thải hóa học độc hại ra môi trường do việc rửa phim gây nên.

Lồng màu ngẫu nhiên

Xử lý ảnh kỹ thuật số cho phép lồng màu theo nhiều phân bố khác với lưới ca-rô. Phương pháp được biết đến nhiều nhất là lồng màu ngẫu nhiên. Các điểm màu lúc này đều có cùng đường kính, nhưng mật độ phân bố tăng giảm theo cường độ sáng của màu, và vị trí của từng điểm riêng biệt được rải ra ngẫu nhiên. Phương pháp này loại bỏ hiệu ứng moiré vốn gây khó chịu khi xem ảnh với lưới màu ca-rô truyền thống. Phương pháp cũng này cho độ phân giải tối ưu. Khi sử dụng thêm các màu gốc mới như da cam hay xanh lụcphổ màu sẽ được tăng thêm.

Hầu hết các máy in phun hiện nay dùng phương pháp lồng màu ngẫu nhiên này. Dùng kính lúp, mọi người có thể quan sát các điểm màu ngẫu nhiên trên bản in của máy in phun ở nhà họ. Lồng màu ngẫu nhiên, đôi khi kết hợp với lồng màu ca-rô truyền thống, là tiêu chuẩn hiện nay cho nhiều in ấn bao bì sản phẩm.

Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp

CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU BAO BÌ HÀ NỘI

Địa chỉ: Số nhà 33, biệt thự liền 3, KĐT Đại Thanh, Thanh Trì, Hà Nội

Nhà máy: Lô S5-9, Cụm Làng Nghề Triều Khúc, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline: 098 996 2488 – 0913 549 599

Email: xnkbaobihanoi@gmail.com

www.baobiuv.com